Chế độ ăn chay đã xuất hiện từ đầu những năm 700 trước công nguyên. Có rất nhiều thể loại ăn chay với nhiều mục đích khác nhau như sức khoẻ, đạo đức, môi trường và tôn giáo. Chế độ ăn chay thuần mới chỉ xuất hiện gần đây nhưng đã nhận được khá nhiều sự chú ý. Bài viết này sẽ đề cập đến sự giống nhau và khác nhau giữa hai chế độ ăn kiêng này.
Trong bài cũng sẽ có các thông tin về những ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường của các chế độ ăn này.
Theo Hiệp hội Ăn chay, người ăn chay là người không ăn thịt, gia cầm, động vật có vú, cá, động vật có vỏ hoặc các sản phẩm từ việc giết mổ động vật.
Chế độ ăn chay chứa nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc, đậu, quả hạch và hạt. Việc có dùng các sản phẩm sữa và trứng hay không còn tùy thuộc vào loại hình ăn chay.
Các loại hình ăn chay phổ biến nhất bao gồm:
Lacto-ovo: Những người theo chế độ này không ăn thịt động vật, nhưng tiêu thụ sản phẩm sữa và trứng. Lacto: Chế độ này không ăn thịt động vật và trứng, nhưng tiêu thụ sản phẩm sữa. Ovo: Những người không ăn tất cả các sản phẩm động vật ngoại trừ trứng. Ăn chay thuần: Không ăn tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Những người không ăn thịt đỏ hay thịt gia cầm nhưng ăn cá được gọi là pescatarian, trong khi những người vừa ăn chay vừa ăn thịt thường được gọi là flexitarian.
Mặc dù đôi khi vẫn được coi là một loại hình ăn chay, nhưng pescatarian và flexitarian lại là những người ăn thịt động vật. Do đó, về tính chất, các thể loại này không phải là ăn chay.
Kết luận: Chế độ ăn chay không bao gồm thịt, gia cầm, động vật có vú, cá và động vật có vỏ. Một số trường phái ăn chay cũng không ăn trứng, sữa hoặc các sản phẩm từ động vật khác.
Chế độ ăn thuần chay là gì?
Chế độ ăn chay thuần có thể được coi là hình thức ăn chay nghiêm ngặt nhất.
Ăn chay thuần hiện được Hiệp hội Thuần chay định nghĩa là một lối sống nhằm loại bỏ tất cả các hình thức bóc lột và đối xử tàn bạo với động vật càng nhiều càng tốt.
Các hình thức bóc lột bao gồm khai thác làm thực phẩm và bất kỳ mục đích nào khác.
Do đó, chế độ ăn chay thuần không chỉ loại trừ thịt động vật, mà còn cả sữa, trứng và các thành phần có nguồn gốc động vật bao gồm gelatin, mật ong, carmine, pepsin, shellac, albumin, váng sữa, casein và một số dạng vitamin D3.
Người ăn chay và người ăn chay thuần thường không ăn các sản phẩm từ động vật vì những lý do giống nhau. Sự khác biệt lớn nhất của 2 trường phái là mức độ tiếp nhận các sản phẩm động vật.
Ví dụ, cả người ăn chay và người ăn chay thuần đều loại trừ thịt khỏi chế độ ăn vì lý do sức khoẻ hoặc môi trường.
Tuy nhiên, người ăn chay thuần cũng tránh tất cả các sản phẩm động vật bởi vì họ tin rằng đây là tác động lớn nhất đến sức khoẻ và môi trường.
Về mặt đạo đức, người ăn chay phản đối việc giết thú vật để làm thức ăn, nhưng họ vẫn cân nhắc việc tiêu thụ các sản phẩm động vật như sữa và trứng, miễn là các chúng được nuôi trong điều kiện đầy đủ.
Mặt khác, người ăn chay thuần cho rằng con người không có quyền dùng động vật vào các mục đích như lương thực, quần áo, khoa học hoặc giải trí.
Do đó, dù động vật được nuôi trong điều kiện như thế nào, họ vẫn loại bỏ tất cả các sản phẩm động vật bằng mọi cách.
Mong muốn không có bất kỳ hình thức bóc lột thú vật nào là lý do những người ăn chay thuần không ăn những sản phẩm từ sữa và trứng – những sản phẩm mà nhiều người ăn chay vẫn ăn.
Kết luận: Chế độ ăn thuần chay coi trọng việc bảo vệ phúc lợi của động vật. Vì vậy, để tránh gây thương tổn lên các động vật, chúng ta hãy chọn phương pháp ăn thuần chay, bạn nhé.
Nguồn: songthuanchay.vn